Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam

31/10/2022

Xin ông cho biết đánh giá của ông về năng lực của DN Việt Nam trong việc xử lý chất thải công nghiệp hiện nay?

Hiện nay, hầu hết chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất chưa được thu gom và xử lý tại chỗ mà thông qua các hợp đồng ký kết với các công ty dịch vụ có chức năng bên ngoài KCN xử lý. Đối với khí thải công nghiệp, thời gian quan đã có nhiều DN áp dụng công nghiệp xử lý bụi, khí thải được thiết kế chế tạo tại Việt Nam hay nhập từ nước ngoài. Nhiều đơn vị trong nước đã nghiên cứu công nghệ, sản xuất thiết bị và áp dụng thành công cho nhiều cơ sở sản xuất như: Nhà máy Sản xuất phân bón và hóa chất Lâm Thao, Nhà máy Cao su Sao Vàng… Còn đối với nước thải sinh hoạt, hiện nay hầu như chưa có địa phương nào có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung. Nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư vẫn đang bị xả thẳng ra các hệ thống mương, cống thoát nước và từ đó đổ ra sông, hồ không qua xử lý, làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị, khu dân cư.

Theo ông, các trở ngại đối với phát triển công nghiệp môi trường là gì?

Mặc dù ngành công nghiệp môi trường đã có những bước đi ban đầu nhưng sự phát triển của ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam vẫn có nhiều trở ngại như: chưa hình thành cơ quan đầu mối phát triển công nghiệp môi trường, thị trường cho công nghệ và dịch vụ môi trường chưa phát triển. Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm. Cơ chế, chính sách khuyến khích còn chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp môi trường. Nhận thức của người dân và DN về trách nhiệm bảo vệ môi trường chưa cao. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh…

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: